Your cart is currently empty!
“Nhiều nhà chỉ có một, hai người từ nước ngoài về mà cả gia đình đi cả xe 30-45 chỗ ra sân bay đón. Tôi thấy họ đậu ở bãi xe sân bay quốc tế, chẳng hiểu vì sao phải rồng rắn kéo nhau đi? Mỗi khi tới sân bay Tân Sơn Nhất dạo gần đây tôi thấy cực kỳ áp lực vì người đi không bao nhiêu so với người đưa đón.
Tinh thần yêu mến thế nào thì không rõ, nhưng tôi thấy nhiều khi họ đi là để tranh thủ đi chơi luôn, vì lâu ngày không ra sân bay, lâu ngày không lên Sài Gòn… Thậm chí, đôi khi tôi còn thấy người ta còn đi đón để có cơ hội nhận quà từ Việt kiều – đây là điều tôi từng chứng kiến. Người Việt nên điều chỉnh lại thói quen này vì đây là điều thực sự không hay”.
Đó là quan điểm của độc giả Qing Chenkhi chứng kiến tình trạng sân bay Tân Sơn Nhất đông nghịt người đón Việt kiều về Tết những ngày gần đây. Theo thống kê, có tới hàng nghìn người từ các tỉnh thành chờ ở sảnh, hành lang sân bay suốt đêm để chờ đón người thân. Những hàng ghế ở sảnh chờ gần như không còn chỗ trống. Để kịp đón họ hàng, người dân có mặt ít nhất một tiếng trước khi máy bay hạ cánh. Nhiều gia đình mang theo con nhỏ đi đón người thân. Ai cũng căng mắt, liên tục ngóng về cửa ra chờ đợi.
“Thời nào rồi mà vẫn còn những cảnh cả gia đình kéo ra sân bay ngồi vạ vật chỉ để đón một người thân về nước như vậy? Vẫn biết là tình cảm gia đình rất quý báu, nhưng có thể chờ thêm vài tiếng tại nhà mà. Chỉ cần một, hai người đại diện ra sân bay đón là được, còn không nếu quen đường thì họ có thể tự bắt xe về nhà, khi đó cả gia đình vẫn có thể gặp mặt vui vẻ, lại an toàn.
Đi lại quá đông, chịu cảnh chen lấn, tắc nghẽn giao thông và luôn rình rập mất an toàn thì thử hỏi cảnh đoàn tụ có còn vui? Con cháu nhà tôi từ nước ngoài về cũng vậy. Nếu sợ taxi sân bay chặt chém thì chúng tôi ở nhà thuê một xe bốn chỗ lên đón. Vì bay quốc tế về vào buổi đêm nên ở nhà con cháu cứ việc ngủ thoải mái, sáng hôm sau dậy rồi cả gia đình làm cơm ăn uống, tha hồ hàn huyên”, độc giả Văn Minh chia sẻ thêm.
>> Việt Kiều Mỹ về Việt Nam thuê nhà ăn Tết
Trong khi đó, lý giải cho hành động kéo cả nhà ra sân bay đón người thân về nước ăn Tết, độc giả Dinhthitienbctt bình luận: “Chỉ những ai có người thân đi xa nhiều năm chưa về mới hiểu cảm giác nôn nao, muốn gặp mặt, đoàn tụ sớm nhất có thể (là lúc họ vừa bước xuống sân bay). Đó là lý do vì sao người ta mang cả gia đình đi đón người thân ở sân bay.
Thực ra, họ làm vậy không phải vì màu mè gì, mà đơn giản là vì thương nhớ người thân. Trẻ con nôn nao, háo hức, người già bồn chồn… ai cũng muốn ngắm nhìn người thân nhiều năm xa cách trở về, xem dáng vẻ ra sao, có gầy đi không, có khỏe hơn không…? Đó là cảm xúc khó mà diễn tả được”.
Đó cũng là nhận định của bạn đọc Comet Small: “Tôi cho rằng, làm vậy còn hơn là chẳng có ai tới đón. Chính vì sự nồng nhiệt đó mà người ở nước ngoài mới lại càng muốn về quê hương đón Tết. Có thể họ khó chịu một xíu lúc đầu, hoặc thấy ngại vì đông người quá, nhưng chính điều đó lại khiến họ năm sau vẫn muốn về.
Sự nồng nhiệt, tình cảm mọi người ở nhà luôn làm người đi xa thấy việc mình về là điều đáng giá. Chí ít họ cũng sẽ thấy mình là người quan trọng và vẫn luôn có người mong ngóng mình. Đó là động lực để những người con xa quê tiếp tục phấn đấu và lại muốn về quê nhiều hơn. Quê hương không đơn giản là một địa điểm, mà quan trọng nhất nơi ấy có tình cảm của những người ở lại”.
Thành Lêtổng hợp
- Tôi về quê ăn Tết không nặng nề chuyện quà cáp
- Mệt mỏi vì năm nào cũng một xấp tiền về quê ăn Tết
- Gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền ngăn con tôi về quê ăn Tết
- ‘Làm cả năm không đủ tiền mua vé máy bay về quê ăn Tết’
- Mệt ‘bở hơi tai’ mỗi lần về quê chồng ăn Tết
- Đi 600 km mất 18 tiếng để về quê ăn Tết
Leave a Reply
You must be logged in to post a comment.